Sunday, April 28, 2013

Officine Rossopuro Motardone - Một Moto Guzzi Stelvio đẳng cấp hơn

(TapChiXeMay.vn) Có thể nói, Officine Rossopuro Motardone là sự kết hợp hoàn hảo giữa kỹ thuật công nghệ cao và thiết kế sáng tạo đến nghẹt thở.

Trong làng độ môtô, Officine Rossopuro được biết đến như một nhãn hiệu thường xuyên ra lò những tác phẩm thật sự ấn tượng và đẹp mắt. Motardone là một trong những mẫu xế độ như thế. 


Theo trang tin Autoevolution, Officine Rossopuro Motardone được phát triển dựa trên Moto Guzzi Stelvio 2011. Tuy nhiên, chỉ còn rất ít chi tiết nguyên bản của thành viên nhà Moto Guzzi được giữ lại.

Đầu tiên, hãng Officine Rossopuro chế tạo phần đuôi hoàn toàn khác biệt với bộ khung phụ được sơn màu cam sáng cho Motardone. Bên dưới là bộ vành được sơn màu tương tự nhằm tạo hiệu ứng "tông xuyệt tông" bắt mắt.



Sau khi phần đuôi của Moto Guzzi Stelvio 2011 được thay đổi, ông Filippo Barbacane đến từ hãng Officine Rossopuro bắt tay vào quá trình sản xuất hàng loạt phụ kiện CNC. Toàn bộ được thiết kế và chế tạo dành riêng cho Motardone.

Ngoài ra, hãng Officine Rossopuro còn bổ sung giảm xóc đơn ExtremeTech hoàn toàn mới cho Motardone. Phần thân vỏ mới được làm từ sợi thủy tinh và sơn màu đẹp miễn chê. Nhờ đó, Officine Rossopuro Motardone trở thành một mẫu môtô độ xuất sắc.

Về mặt kỹ thuật, hãng Officine Rossopuro đã đưa Moto Guzzi Stelvio 2011 lên một đẳng cấp mới. Cụ thể, hãng Officine Rossopuro đưa hệ thống nhiên liệu Air One, bộ kit Big Bore 1400 và ống xả 2 trong 1 vào Motardone. 

Tất cả cho phép Officine Rossopuro Motardone sở hữu công suất 140 mã lực. Tương xứng với sức mạnh động cơ là bộ phanh Brembo "hàng hiệu".

Cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh của Officine Rossopuro Motardone:









Tạp chí xe Máy
Quảng cáo được tài trợ
Trung tâm sơn, sửa xe Sài Gòn
Đ/c: 318 Hoàng Văn Thụ, P.4, Q.Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0983 801 891 - 0903 801 891
Chúng tôi chuyên thực hiện: sơn, sửa, tân trang, thay mới phụ tùng các loại xe số, tay ga Honda, Yamaha, Suzuki, SYM,... 

Liên hệ Quảng cáo - 0938 91 97 39 

Sunday, April 21, 2013

Honda Super Dream: Giấc mơ Việt chưa bao giờ nguôi


(TapChiXeMay.vn) Không được trưng bày ở phần mặt tiền của các HEAD, nhưng Super Dream lại là một mẫu xe luôn có giá bán cao hơn giá niêm yết.



Rộ lên thời gian gần đây với những chiếc Dream II nhập từ Thái Lan đời 2000 được mua lại với giá 80 triệu. Cá biệt còn có chiếc Dream nhập Thái đời 1992 tem hồng gần như mới tinh cũng được giao dịch với giá… 3 cây vàng.

Dream thời ấy như một mẫu xe “thoát xác” của Honda. Từ những chiếc Cub chủ yếu là sắt, inox để chở hàng, Dream tăng “công nghệ” với động cơ 100 phân khối, giảm xóc trước giảm chấn dầu thay thế cho kiểu giò gà trước đó. Hộp số nâng từ 3 lên 4 số. Chưa kể thiết kế kiểu dáng cũng là 1 sự khác biệt, sang trọng hơn hẳn thế hệ trước.


Không được bày ngay chính diện, nhưng Super Dream luôn là mẫu xe có doanh thu cao

Honda Việt Nam cũng không thể đứng ngoài cuộc chơi khi cho ra mắt Super Dream 2010 với những thay đổi không đáng kể. Song hành cùng các mẫu xe mới liên tục ra mắt của Honda, Super Dream luôn đạt được doanh thu khá cao.

Qua khảo sát các HEAD tại thời điểm này, hầu hết đều không còn tình trạng nâng giá như những tháng đầu năm. Thậm chí mẫu xe như SHi, PCX đều thấp hơn giá đề xuất của hãng hơn 2 triệu đồng. Những chiếc xe số như Wave RSX cũng đang bán ở giá đề xuất.
Tất cả các mẫu xe có thể giảm, nhưng Super Dream vẫn 1 mình 1 ngựa, thời điểm này, tại 1 HEAD trên Nguyễn Lương Bằng, xe có giá 21,4 triệu đồng – cao hơn giá đề xuất gần 4 triệu. “Từ khi ra đời, Super Dream chưa từng bị mất giá” – đại diện 1 HEAD ở Cầu Giấy khẳng định.


Không sở hữu công nghệ, tính năng nổi bật, nhưng Dream từ lâu đã dành được cảm tình của khách hàng Việt
“Em mua xe về rồi độ lên xe Thái, mất vài triệu nhưng lên giống hệt” – Ninh, sinh viên năm thứ nhất trả lời hào hứng khi đến HEAD để hỏi giá Super Dream. Cũng giống Ninh, khá nhiều bạn trẻ cũng mua Super Dream với mục đích “độ” thành Dream sản xuất tại Thái Lan. Chi phí cho việc độ cũng không hề nhỏ so với giá xe, riêng về ngoại hình đã có: thay tem Thái, thay pô, đuôi nhựa, nắp xi nhan, cụm đèn hậu, đèn pha, bọc yên vằn…

Khá nhiều người mua Super Dream về để "độ" cho giống... Dream Thái
Super Dream với hình dáng qua bao năm không đổi cũng là lựa chọn của những người sợ "lạc mốt"

Khách hàng thanh niên đã đi làm cũng chọn Dream vì lý do khác hơn, “Các mẫu xe số bây giờ nhiều quá, mẫu mã thay đổi liên tục, tôi cứ mua Dream cho lành, mẫu mã bao năm vẫn thế, đi không sợ lỗi mốt” – Anh Thành, nhân viên IT Cty CMC cho biết.

Super Dream sử dụng chế hòa khí, phanh đùm cả trước và sau, phuộc trước sau dùng lò xo trụ giảm chấn thủy lực, chỉnh tay giảm xóc sau, không có cốp xe… Dường như Dream đang bị cách ly khỏi mọi công nghệ của Honda. Nhưng xét cho cùng chiếc xe vẫn có chỗ đứng vì Honda Super Dream là giải pháp an toàn, quen thuộc trong vô vàn những lựa chọn hấp dẫn trên thị trường hiện nay.


Ảnh: Hoàng Trần
Tạp chí xe Máy
Quảng cáo được tài trợ
Trung tâm sơn, sửa xe Sài Gòn
Đ/c: 318 Hoàng Văn Thụ, P.4, Q.Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0983 801 891 - 0903 801 891
Chúng tôi chuyên thực hiện: sơn, sửa, tân trang, thay mới phụ tùng các loại xe số, tay ga Honda, Yamaha, Suzuki, SYM,... 

Liên hệ Quảng cáo - 0938 91 97 39 

Yamaha T-Max 530 "biến hình"

(TapChiXeMay.vn) Ludovic đã đưa Yamaha T-Max 530 vào vị trí lửng lơ giữa hai phân khúc roadster và xe ga cỡ lớn.

Không chỉ nổi tiếng trong làng xe ga cỡ lớn, Yamaha T-Max 530 còn là lựa chọn yêu thích của không ít hãng độ. Trước đây, nhiều hãng độ nổi tiếng đã thử "thay hình, đổi dạng" cho Yamaha T-Max 530 như Marcus Walz và Roland Sands.



Tất nhiên, điều đó cũng không thể ngăn các hãng độ khác thử sức với Yamaha T-Max 530. Mới nhất trong số đó là chuyên gia độ Ludovic Lazareth.
Sau khi qua tay Ludovic, Yamaha T-Max 530 dường như hoàn toàn "biến hình". Ludovic đã đưa Yamaha T-Max 530 vào vị trí "lửng lơ" giữa hai phân khúc roadster và xe ga cỡ lớn. Về cơ bản, roadster là những loại môtô không được trang bị yếm hay kính chắn gió trong khi động cơ và các thành phần hệ thống nằm "lộ thiên".


Do đó, Ludovic đã gọi mẫu Yamaha T-Max 530 độ của mình là Transformer. Có thể thấy, toàn bộ phần yếm trước của Yamaha T-Max 530 đã bị lược bỏ. Nhờ đó, bộ phuộc tương tự Yamaha FZ8 nằm lộ hẳn ra ngoài.

Ngoài ra, Ludovic còn bổ sung đèn xi-nhan mới cho Yamaha T-Max 530 độ. Trong khi đó, động cơ của Yamaha T-Max 530 vẫn được giữ nguyên.

Ngay từ khi xuất xưởng, Yamaha T-Max 530 đã được trang bị động cơ 2 xi-lanh, sản sinh công suất 46,5 mã lực tại 6.750 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 52,3 Nm tại 5.250 vòng/phút. Động cơ truyền sức mạnh đến bánh thông qua hộp số 6 cấp.

Được biết, Ludovic chế tạo T-Max 530 Transformer theo yêu cầu của đại lý Onda Yamaha nằm ở Nice, Pháp. Đây cũng không phải là lần đầu tiên Ludovic tiếp xúc với Yamaha T-Max.
Năm ngoái, Ludovic từng trình làng mẫu Yamaha T-Max 530 Hypermodified độ. Đây chỉ là một trong dàn Yamaha T-Max 530 Hypermodified do nhiều chuyên gia độ khác nhau thực hiện.

Một số hình ảnh khác của Yamaha T-Max 530 Transformer:





Tạp chí xe Máy
Quảng cáo được tài trợ
Trung tâm sơn, sửa xe Sài Gòn
Đ/c: 318 Hoàng Văn Thụ, P.4, Q.Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0983 801 891 - 0903 801 891
Chúng tôi chuyên thực hiện: sơn, sửa, tân trang, thay mới phụ tùng các loại xe số, tay ga Honda, Yamaha, Suzuki, SYM,... 

Liên hệ Quảng cáo - 0938 91 97 39 

Tuesday, April 16, 2013

MV Agusta Brutale 1090 RR nhận giải "môtô vàng 2013"


(TapChiXeMay.vn) Vượt qua 9 đối thủ, MV Agusta Brutal 1090 RR đã nhận giải Golden Bike 2013 do tạp chí Motociclismo của Brazil trao tặng.


MV Agusta Brutale 1090 RR đã được tạp chí Motociclismo của Brazil trao danh hiệu Golden Bike 2013 trong hạng mục xe naked bike. Đây là giải thưởng trong một cuộc thi do tạp chí Motociclismo tổ chức gần đây.

Theo trang tin Autoevolution, MV Agusta Brutale 1090 RR đã vượt qua 9 đối thủ khác. Tạp chíMotociclismo đã chọn các sản phẩm của 10 nhãn hiệu hàng đầu hiện đang có mặt trên thị trường Brazil hiện nay.
Tuy mới được tổ chức tại Brazil từ cách đây hơn 1 năm nhưng cuộc thi của tạp chí Motociclismo lại đóng vai trò khá quan trọng. Về cơ bản, giải thưởng Golden Bike là một phần trong quá trình tìm ra mẫu xe đạt danh hiệu "môtô của năm".

MV Agusta Brutal 1090 RR

"Môtô của năm" là danh hiệu quan trọng nhất trong ngành công nghiệp sản xuất xe hai bánh do các tạp chí chuyên ngành đứng ra bình chọn. Các tạp chí phải nằm trong nhóm Motorpress Group đến từ 9 quốc gia, bao gồm Đức (Motorrad), Brazil (Motociclismo), Thụy Sỹ (Töff), Pháp (Moto Journal), Tây Ban Nha (Motociclismo), Hà Lan (Moto Plus), Hungary (Motorevue), Ba Lan (Motocyckl) và Cộng hòa Séc (Motocyckl).

Tính đến nay, danh hiệu "môtô của năm" đã được trao 15 lần. Ngoài Brutale 1090 RR, hãng MV Agusta còn giành vị trí thứ hai trong phân khúc xe thể thao với F4.

Như đã biết, MV Agusta Brutale 1090 RR được trang bị động cơ 4 xi-lanh thwangr hàng, dung tích 1.078 cc với pit-tông có đường kính 79 mm và khoảng chạy 55 mm. Động cơ sử dụng cả hệ thống làm mát bằng chất lỏng và không khí riêng rẽ. Động cơ sản sinh công suất 158 mã lực tại 11.900 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 100 Nm tại 10.100 vòng/phút.

Tạp chí xe Máy
Quảng cáo được tài trợ
Trung tâm sơn, sửa xe Sài Gòn
Đ/c: 318 Hoàng Văn Thụ, P.4, Q.Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0983 801 891 - 0903 801 891
Chúng tôi chuyên thực hiện: sơn, sửa, tân trang, thay mới phụ tùng các loại xe số, tay ga Honda, Yamaha, Suzuki, SYM,... 

Liên hệ Quảng cáo - 0938 91 97 39 

Friday, April 12, 2013

Xe Serius 2013 mới yamaha: Sirius RC Fi giá bán và hình ảnh chi tiết


(TapChiXeMay.vn) Hôm nay ngày 10/4/2013 hãng xe máy Yamaha Việt Nam hôm nay đã chính thức giới thiệu hai chiếc xe máy mới, một chiếc xe số Sirius 2013 RC Fi và một chiếc tay ga Luvias GTX Fi. Cả hai đều được trang bị công nghệ phun xăng điện tử giúp tiết kiệm nhiên liệu từ 25-30% so với các phiên bản trước, bộ tem nhiều màu sắc cá tính và có giá bán lần lượt là 22,95 triệu đồng (Sirius) và 27,9 triệu đồng (Luvias).


Sirius RC Fi 2013

Yamaha sirius RC FI 2013

Yamaha cho biết Sirius 2013 RC Fi là sản phẩm đầu tiên trong dòng xe số cơ bản ở thị trường Việt Nam được trang bị tính năng phun xăng điện tử Fi (để phân biệt với Jupiter Fi ở phân khúc xe số cao cấp ra mắt cuối tháng 11 năm ngoái). Ngoài ra, Yamaha cũng sẽ áp dụng công nghệ Fi cho tất cả các dòng xe số tại thị trường Việt Nam.

Sirius RC Fi được trang bị động cơ bốn thì, xy-lanh đơn dung tích 115cc, 2 van SOHC và làm mát bằng không khí. Xe sản sinh công suất tối đa 8,5 mã lực @ 7000 RPM và momen xoắn cực đại 9,5 Nm @ 5.500 RPM cũng như có khả năng giảm tiêu hao nhiên liệu lên đến 30% so với xe Sirius thế hệ trước. Ngoài các tính năng như dòng xe trước, Sirius RC Fi còn được tối ưu hóa các với các tiện ích như ngăn cốp đựng đồ dưới yên xe dung tích 9,2 lít và có ổ khóa đa năng.

Xe có 3 màu sắc đầy cá tính cho khách hàng lựa chọn, bao gồm: Đen ánh kim - Trắng, Đen ánh kim – Vàng và Đen ánh kim - Đỏ. Giá bán đề xuất của xe là 22.950.000 đồng (đã có VAT).

Thông số kỹ thuật Sirius RC Fi 2013:

Kích thước: 1.940 x 715 x 1.075 mm
Chiều cao yên: 775 mm
Khoảng cách giữa 2 trục bánh xe: 1.235 mm
Độ cao gầm: 155 mm
Trọng lượng ướt: 99 kg
Động cơ: 1 xy-lanh 115 cc, 4 thì, 2 van SOHC, làm mát bằng không khí
Đường kính & hành trình piston: 50 x 57,9 mm
Tỷ số nén: 9,3 : 1
Công suất tối đa: 8,5 mã lực @ 7000 RPM
Momen xoắn cực đại: 9,5 Nm @ 5.500 RPM
Dung tích bình xăng: 3,9 lít
Lốp trước: 70/90-17M/C 38P
Lốp sau: 80/90-17M/C 50P
Phanh trước: phanh đĩa thủy lực
Phanh sau: tang trốngMột số hình ảnh Sirius mới nhất 2013:

Chỗ để mũ nón của Yamaha vừa cho 1 chiếc
Động cơ yamaha sirius 2013
Mặt trước Sirius 2013


Khóa Sirius 2013
Sirius 2013 các màu và thông số kỹ thuật
Sirius 2013 màu đỏ đen
Sirius 2013 màu vàng
Sirius 2013 trắng đen










Nguồn tin: YamahaVN
Tạp chí xe Máy
Quảng cáo được tài trợ
Trung tâm sơn, sửa xe Sài Gòn
Đ/c: 318 Hoàng Văn Thụ, P.4, Q.Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0983 801 891 - 0903 801 891
Chúng tôi chuyên thực hiện: sơn, sửa, tân trang, thay mới phụ tùng các loại xe số, tay ga Honda, Yamaha, Suzuki, SYM,... 

Liên hệ Quảng cáo - 0938 91 97 39 

Tuesday, April 9, 2013

Tìm hiểu he thống truyền động trên xe gắn máy

Chào các bạn!

Có nhiều bạn liên hệ và yêu cầu Sửa Xe Sài Gòn viết 01 bài trình bày về "Hệ thống truyền động trên xe máy". Thiên Nhẫn không dám múa rìu qua mắt thợ vì Thiên Nhẫn biết có rất nhiều bạn giỏi hơn Thiên Nhẫn về lĩnh vực này. Tuy nhiên, để đáp lại yêu cầu của các bạn. Với vốn kiến thức và hiểu biết ít ỏi có được. Thiên Nhẫn xin mạn phép "múa sơ sơ" được bao nhiêu hay bấy nhiêu nhằm giúp các bạn nắm được một ít kiến thức về lĩnh vực này. Các bạn nào có cao kiến xin đừng ngại đóng góp để vốn kiến thức của chúng ta ngày càng rộng hơn nhé.

1. Hệ thống truyền động xe số:

Như đã biết. Xe số dùng bộ ba bánh răng trước (ta hay gọi là nhông); dây xích tải (ta gọi là sên) và bánh răng sau (ta gọi là dĩa). Hệ thống sên nhông dĩa có nguyên tắc hoạt động và cấu tạo khá đơn giản. Nhông trước làm nhiệm vụ truyền lực kéo (lực xoay) của cốt máy ra sên, sên làm nhiệm vụ tải lực kéo này ra dĩa sau và dĩa truyền lực kéo này vào bánh xe làm bánh xe quay. Độ lớn của lực và tốc độ quay tại nguồn (nhông) được quyết định bởi bộ li hợp (hộp số) của xe. Thông thường các xe phổ thông có dung tích xy lanh (hay còn gọi là phân khối) từ dưới 50 đến 110cc có 5 số cơ bản( N 1 2 3 4), các xe có phân khối lớn hơn sẽ có nhiều cấp số hơn (N 1 2 3 4 5 và đôi khi 6). Cấp số càng nhỏ thì độ lớn lực càng lớn, tốc độ quay càng chậm và ngược lại. Ví dụ số 1 sẽ tải mạnh hơn số 2 nhưng tốc độ sẽ chậm hơn. Phần hộp số này hầu như ta không can thiệp được (đối với xe zin). Do đó ta sẽ chuyển hướng quan tâm sang nhông sên dĩa là chính. Nhông sên dĩa thường có cấp độ tỷ số răng nhất định thỏa mãn yêu cầu nào đó của người dùng. Một số tỷ số phổ biến ví dụ là 15 x 39; 14 x 36; v.v.... Với tỷ số 15 x 39 ta sẽ có nhông có tổng cộng 15 răng và dĩa có tổng cộng 39 răng. Tỷ số này quyết định độ lớn lực truyền/tốc độ quay giữa nhông và dĩa. Tỷ số này được tính toán theo công suất máy cụ thể và được quyết định mặc định ban đầu bởi nhà sản xuất xe máy. Tuy nhiên, tỷ số này ta có thể can thiệp được để cải thiện độ lớn lực - tốc độ xe theo ý muốn chúng ta.

Tỷ số truyền = số răng dĩa sau/số răng nhông trước

Bảng tỷ số truyền nhông sên dĩa: (Xe zin thông thường có tỷ số truyền là 2.6)

Màu tím là các tỷ số truyền cho vận tốc cao hơn nhưng gia tốc chậm hơn

Màu đỏ là tỷ số truyền cho vận tốc chậm hơn nhưng gia tốc cao hơn

Tỷ số truyền càng nhỏ vận tốc càng cao - gia tốc càng chậm và ngược lại

15 34 = 2.26
15 35 = 2.33
15 36 = 2.4
16 39 = 2.44
13 32 = 2.46
15 37 = 2.47
14 35 = 2.5
16 40 = 2.5
15 38 = 2.53
13 33 = 2.54
16 41 = 2.56
14 36 = 2.57 
15 39 = 2.6 Stock gear ratio 
13 34 = 2.62
16 42 = 2.63
14 37 = 2.64
15 40 = 2.67
16 43 = 2.69
13 35 = 2.69
14 38 = 2.71
15 41 = 2.73
16 44 = 2.75
13 36 = 2.77
14 39 = 2.79
15 42 = 2.8
16 45 = 2.81
13 37 = 2.85
14 40 = 2.86

Chú ý:

Khi thay nhông dĩa thì ko được thay đổi >8%

Nhông trước:
Thêm răng nhông truớc = xe vọt hơn ở tốc độ cao.
Bớt răng nhông truớc = xe chạy bốc hơn trong lúc đề pa.

Dĩa sau:
Bớt răng dĩa sau = xe vọt hơn ở tốc độ cao.
Thêm răng dĩa sau = xe chạy bốc hơn trong lúc đề pa.

Thêm 01 răng nhông truớc tương đương (gần đúng) bớt đi 2 răng dĩa sau.

Công thức:

Tỉ lệ = số răng dĩa sau / số răng nhông trước

ví dụ: 39/15 -> 2.6, nghĩa là nhông trước quay 2.6 vòng thì dĩa sau quay 1 vòng.

Tính % thay đổi tương ứng với xe hiện tại:
(( (số răng dĩa mới /số răng nhông mới) / (số răng dĩa củ /số răng nhông củ) ) - 1) * 100 = % thay đổi.


Ví dụ:
Nhông 15 xuống nhông 14, dĩa giữ nguyên 39: ((39/14)/(39/15))-1)*100 = 7.11%

Ưu điểm của lên nhông: Tiết kiệm xăng ở tốc độ cao
Nhược điểm của lên nhông: Xe sẽ chạy yếu đi trong lúc đề pa.

Nếu không có mục đích nhất định thì lời khuyên là: Ko nên xuống hay lên nhông vì sẽ rất có hại cho máy. Và hãy nhớ là tăng đề sẽ mất hậu và ngược lại.


Thông tin về sên xe:


Trên sên xe ta thường thấy cái dòng chử:

Dòng sên mã số từ 415 - 428 dùng cho xe từ 100 CC - 135 CC .Dòng sên mã số từ 428 - 530 dùng cho xe từ 135 CC trở lên (xe moto) .
4XX : con số 4 có nghĩa là mắc sên dài 12,7mm;
số XX có 15 - 20 - 28 tương ứng với cách chọn nhông dày phù hợp 4,77mm - 6,35 mm - 7,75mm của sên .

5XX : con số 5 có nghĩa là mắc sên dài 15,875 mm;
số XX có 20 - 25 - 30 tương ứng với cách chọn nhông dày phù hợp 6,35mm - 7,95 mm - 9,53mm của sên .

XX : là bề dày nhông cần chọn cho phù hợp với từng loại sên có số 15 - 20 - 25 - 28 -30 tương ứng 4,77mm - 6,63mm - 7,95mm - 7,75mm - 9,53mm.

Một đoạn phim ngắn minh họa truyền động nhông sên dĩa:


Việc độ nhông sên dĩa thông thường ta chỉ độ nhông và dĩa (ví dụ thay bằng loại chất liệu khác bền hoặc nhẹ hơn, lên/xuống số răng, v.v...). Ta ít khi độ sên vì hiệu năng mang lại của việc độ sên là không lớn lắm và khó nhận thấy được bằng cảm quan. Thường ta chỉ quan tâm đến độ bền của sên mà thôi.

Ngày nay, vì một số lí do (cho đẹp, êm xe, v.v...). Có một số hãng sử dụng dây curoa thay cho dây sên (thường thấy ở các xe big bike). Tức hệ thống nhông - dây - dĩa. Một số xe phổ thông các bạn cũng độ hệ thống này.

Hình tham khảo:



Ưu điểm:

Êm do dùng dây caosu nên không nghe tiếng lào xào của kim loại (của sên khi ma sát với nhông và dĩa). Quá trình tăng tốc cũng không quá gắt và không bị giật vì bản thân từng mắt dây là một mắt đệm.

Nhược điểm:

Tuổi thọ thấp hơn so với dây sên. Chịu nước, cát và các điều kiện khắc nghiệt khác kém hơn sên. Tăng tốc ko nhanh và hỗn được bằng sên do caosu của dây giảm chấn làm giảm lực kéo khi tăng tốc đột ngột.

Kết luận:

Hệ thống này nếu không được trang bị tiêu chuẩn trên xe (thường là big bike) thì chúng ta không nên độ theo vì xét cho cùng sẽ mất nhiều hơn được như mất lực xe, mau hư, v.v... trong khi cái được duy nhất là xe êm.

2. Hệ thống truyền động xe tay ga:

Hệ thống truyền động ở xe tay ga hoàn toàn khác xe số. Nếu ở xe số, lực máy truyền từ trục máy ra là biến thiên và tùy thuộc vào cấp số của hộp số thì ở xe tay ga, lực máy truyền ra là cố định. Phần biến thiên của hộp số được mang ra ngoài và thay thế bằng bộ nồi xe. Chính vì vậy mà cấu tạo cũng như nguyên tắc hoạt động của nồi xe phức tạp hơn rất nhiều nếu so với nhông - sên - dĩa. Và vì nằm bên ngoài nên ta hoàn toàn có thể can thiệp được để cải thiện theo ý thích cá nhân mình.

Bộ nồi xe tay ga có tên là CVT (Continuously variable transmission) tạm dịch sát nghĩa là "Hệ thống truyền động biến thiên liên tục" hay ta thường gọi là "Hệ thống truyền động vô cấp". Hệ thống này cũng gồm 3 phần là nồi trước (nhông - nếu đối chiếu ngang qua), dây curoa (sên) và nồi sau (dĩa). Trong 3 phần này, dây curoa đóng vai trò truyền chuyển động từ nồi trước ra nồi sau và có cấu tạo khá đơn giản. Và do đó, giống như sên, ta ít khi quan tâm và độ dây curoa (ngoài việc quan tâm độ bền dây) vì hiệu năng cảm nhận được là không rõ.

Hình minh họa bộ CVT:


Bỏ qua sợi dây. Ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu cấu tạo và nguyên lí hoạt động của bộ nồi trước và nồi sau:

a/ Bộ nồi trước:


Nguyên lí hoạt động: Ta xem đoạn clip sau:
Trong clip trên, nồi trước màu hồng.


Khi động cơ quay, tùy theo tốc độ quay (rpm - rounds per minute - vòng/phút) mà lực li tâm sẽ làm 06 viên bi nồi lăn ra theo rãnh bi. Bi lăn ra sẽ ép má puli di chuyển ra/vào theo trục (ta hay gọi là ắc). Tùy theo vị trí của má puli mà dây sẽ bị ép vào trong hay chạy ra ngoài. Dây càng nằm bên trong thì tỉ số truyền càng lớn (tỉ số truyền bằng sau/trước) dẫn đến lực kéo mạnh nhưng tốc độ quay thấp. Dây càng ra ngoài thì tỉ số truyền càng nhỏ dẫn đến lực kéo yếu dần nhưng tốc độ quay tăng.

Độ nồi trước:


Nhìn vào hình trên ta sẽ thấy có 03 món mà ta cần quan tâm ở nồi trước.

Số 1: Nhựa đệm

Đây là 3 miếng nhựa đệm giảm chấn của nắp chụp giữ bi nồi trước. Sau một thời gian sử dụng thì 03 miếng nhựa này bị mòn dẫn đến bị lỏng và sẽ dao động trong quá trình nồi quay. Dao động này dẫn đến tiếng kêu lóc cóc ở nồi trước. Để xử lí tình trạng này ta có 02 cách: hoặc là thay 03 miếng nhựa khác (cách này tùy theo xe mà thực hiện dễ hay khó vì không hiểu sau các head xe ở Việt Nam lại rất ít bán các miếng này nên đại đa số các dòng xe tay ga là không có hàng) hoặc là ta chêm lại cho chặt (Thiên Nhẫn luôn luôn áp dụng cách chêm này). Có vài tiệm sửa xe làm ẩu, thay vì chêm miếng nhựa cho khách (vì bản thân miếng nhựa bị mòn) thì họ lại lười không chêm (chêm mất thời gian hơn) mà họ dùng kềm bóp nắp chụp cho móp để ôm sát vào miếng nhựa đã mòn đó. Cách này rất nguy hiểm vì với miếng nhựa mòn hiện tại thì cách này giải quyết được tình trạng lỏng. Nhưng sau này, khi bạn mua được miếng nhựa mới để thay thì lúc đó vấn đề phát sinh là không thể nào nhét miếng nhựa mới vào cái nắp củ đã bị bóp méo. Bạn sẽ làm sao? Thay nắp chụp mới (khó mua hơn cả miếng nhựa) hay mài cái nắp lại!!?? Cả 2 cách đều không đảm bảo! Do đó, chêm miếng nhựa khi bị lỏng và không động chạm gì tới cái nắp chụp xem ra là cách hoàn hảo trong trường hợp này.

Số 2: Bi nồi (nặng - nhẹ):

Bi nồi đóng vai trò lăn ra lăn vào để đẩy puli chạy ra vào khi động cơ quay. Đây là món đầu tiên ta có thể can thiệp (độ) trong bộ nồi xe tay ga. Vì hoạt động theo nguyên tắc lực li tâm nên bi nồi nặng sẽ có quán tính lớn - quăng ra chậm nhưng quăng xa, sát vách puli và ngược lại, bi nồi nhẹ có quán tính nhỏ quăng ra nhanh nhưng quăng gần hơn vì lực li tâm yếu hơn. Hay nói cách khác, bi nồi nhẹ đề pa nhanh hơn nhưng hậu yếu và ngược lại bi nồi nặng đề pa chậm hơn nhưng hậu rút.



Từ đặc điểm này, tùy theo nhu cầu đề hay hậu mà ta chọn bi nặng hay nhẹ. Vậy có cách nào vừa đề vừa hậu không? Câu trả lời là có! Đó là ta dùng 02 bộ bi nặng nhẹ lắp xen kẽ. Ta sẽ lắp 03 bi nặng xem kẽ 03 bi nhẹ. Khi động cơ quay, 03 bi nhẹ sẽ văng trước lấy nước đề, sau đó 03 bi nặng sẽ quăng sau lấy nước hậu.

Có 1 cách độ nữa là khoét rãnh bi trên puli. Cách này khuyến cáo không nên dùng vì sẽ làm mỏng puli và sai góc li tâm dẫn đến không đảm bảo an toàn.

Số 3: Ắc (ngắn - dài)

Xem hình và clip bên trên các bạn sẽ thấy được puli chạy ra vào theo chiều dài của ắc. Và do đó ắc là món thứ 2 có thể độ được. Nhưng dù ắc dài hay ngắn thì max khoảng chạy của puli là sát nắp ngoài. Điều đó có nghĩa là maxspeed ko đổi dù ắc ngắn hay dài. Chỉ có đề pa là khác.

- Ắc ngắn hơn zin: Ắc ngắn hơn thì ở trạng thái nghỉ puli đã đi đc 1 khoảng (so với ắc zin) và do đó dây cũng ra đc trước 1 khoảng. Mà như ban đầu ta đã nói, dây càng ra lực kéo càng yếu tốc độ quay càng cao. Tức ắc ngắn mất nước đề, hậu thì không đổi. Vậy ắc ngắn để làm gì? Ắc ngắn dùng để tiết kiệm xăng. Tại sao lại được vậy? Ta xét ví dụ:

Giả sử với ắc zin. tốc độ vòng quay và vị trí puli tương ứng là:

+ Tốc độ quay 0 - 1.000 rpm (tay ga đang ở mức 1): vị trí puli là sát trong cùng tức 0 (chưa đề pa)
+ Tốc độ từ 1.000 - 2.000 rpm( tay ga mức 2): vị trí puli là 1
+ Tốc độ 2.000 - 3.000 rpm(tay ga mức 3): vị trí puli là 2

Với ắc độ ngắn:

+ Tốc độ quay 0 - 1.000 rpm (tay ga mức 1) : vị trí puli đã là 1
+ Tốc độ quay 1.000 - 2.000 rpm (tay ga mức 2): vị trí là 2

Có nghĩa là với ắc zin, để đạt 40km/h ta cần vòng tua là 2.000 rpm (tay ga mức 2) tức vị trí 1. Với ắc ngắn, để đạt 40km/h ta chỉ cần vòng tua 1.000 rpm và do đó tay ga nhỏ hơn (tay ga mức 1). Dẫn đến tiết kiệm xăng hơn vì với cùng 1 tốc độ ta đi ga nhỏ hơn. Tuy nhiên, có một vấn đề đó là lực máy. Nếu máy mạnh, đề pa ở mức 1 xe còn có thể chạy được (so sánh ngang thì na ná đề pa bằng số 2, số 3 ở xe số). Nếu máy yếu, có thể xe ko đề pa nổi. Do đó việc hạ ắc và hạ bao nhiêu tùy thuộc vào tính toán của bạn.

- Ắc dài hơn: Ngược lại với ắc ngắn.

Lời khuyên là không nên độ ắc vì chỉ đc mỗi tăng giảm xăng nhưng nếu tính toán ko kĩ sẽ rất hại máy.


b/ Nồi sau: 




Cấu tạo nồi sau khá phức tạp vì có rất nhiều chi tiết. Tuy nhiên ta chỉ sẽ quan tâm các số: 4, 5, 6, 7 mà thôi vì chỉ mấy món đó độ đc.

Nguyên lí hoạt động của nồi sau:

Khi nồi sau quay (nhờ nồi trước truyền sang). Lực li tâm làm 3 bố 3 càng thắng lực kéo lò xo và bung ra bắt dính vào chuông làm chuông quay theo. Chuông nối với trục bánh xe nên chuông quay kéo bánh xe quay.

Độ nồi sau:

Nồi sau màu xanh dương.

Ta thấy rằng tốc độ quay của nồi sau thay đổi dựa vào vị trí của dây (thay đổi tỉ số truyền). Dây chạy ra chạy vào (má puli sau chạy ra chạy vào) nhờ lò xo số 4.

Số 4: Lò xo nồi (cứng - mềm)

Lò xo cứng hơn sẽ ép dây sát ngoài hơn và sát puli hơn, giảm thiểu trượt dây và do đó tăng nước đề. Nhưng nếu quá cứng lực ép sẽ quá lớn làm dây ko vào sâu trong được dẫn đến mất hậu.



Số 5: Chuông nồi (nặng - nhẹ - chất liệu cấu tạo)

Chuông nồi là phần mà bố nồi bắt vào và kéo quay theo. Chuông gắn liền trục bánh nên chuông quay thì bánh xe quay.

Chuông nặng thì quán tính lớn, khi bố bắt vào, do quán tính nên mất 1 khoảng trễ (giảm đề pa). Tuy nhiên, cũng do quán tính. Chuông nặng thì trớn nhiều dẫn đến xe còn trớn đi xa hơn tính từ lúc đã giảm ga và tăng nước hậu.

Chất liệu làm chuông: Chất liệu làm chuông quyết định xem bề mặt trong của chuông nơi bố bắt vào có trơn hay không? Bám có tốt hay không và tốc độ tản nhiệt của chuông. Chuông nóng sẽ làm chai bố dẫn đến bố bắt kém.

Số 6: Bố nồi sau (chất liệu làm bố)

Chất liệu làm bố ảnh hưởng đến độ bám, tuổi thọ và tính chịu nhiệt của bố. Bố chịu nhiệt kém sẽ mau chai bố. Bố chai thì độ bám không đảm bảo nữa.

Số 7: Lò xo nồi (cứng - mềm)

Lò xo mềm thì lực kéo yếu, bố sẽ mau bung ra hơn so với lò xo cứng, và do đó đề pa sẽ nhanh hơn. Lò xo cứng thì ngược lại. Nhưng nếu lò xo quá mềm thì ở vòng tua máy quá thấp bố đã bung ra bắt chuông rồi. Lúc này hệ truyền động đã được khóa nhưng lực máy còn yếu sẽ dẫn đến tình trạng xe đề pa không nổi mà bị giật giật khựng khựng

Mở rộng: Tìm hiểu bi tam giác và bộ nồi độ Dr.Pulley (do Thiên Nhẫn phân phối)

1. Bi tam giác Dr.Pully:


Khác với bi tròn truyền thống. Thay vì lăn li tâm ra, bi tam giác trượt ra đồng thời đỉnh bi sẽ lẩy lên đẩy ép puli chạy ra. Chính vì cơ chế này nên bi tam giác mang lại hiệu quả đề pa nhanh hơn bi tròn có cùng trọng lượng.

2. Bộ nồi độ Dr.Pulley:


Bộ nồi độ Dr.Pulley có cấu tạo và nguyên lí hoạt động gần giống nồi zin nhưng có cải tiến một tí.

a/ Chuông:

Chuông có chất lượng thép tốt hơn, nhiều rãnh giải nhiệt hơn chuông zin. Trọng lượng thì gần như bằng zin.

Điểm khác của nồi Dr.Pulley là có 2 bộ lò xo (thay vì zin là 1 bộ). Đó là lò xo bố 3 càng (giống nồi zin) và lò xo đế (nồi zin không có).

b/ Lò xo bố 3 càng - Clutch springs:


Nồi Dr.Pulley (bên trái) có 3 lò xo bố 3 càng giống nồi zin (bên phải). Nguyên lí hoạt động cũng giống nhau là lò xo nhẹ thì bung nhanh và ngược lại.

c/ Lò xo đế hay còn gọi là xo gối - Pillow springs:

Nồi Dr.Pulley có 3 lò xo đế (hình trên) trong khi nồi zin không có (hình dưới).

Dựa vào clip các bạn sẽ thấy. 3 lò xo trong (tức lò xo bố 3 càng) quyết định thời điểm bố 3 càng bung ra bắt vào chuông (bắt ban đầu). 3 lò xo ngoài quyết định thời điểm đế lẫy chốt ngang để ép ra khóa chặt bố vào mặt chuông chống hiện tượng trượt bố sau khi nồi đã bắt dính chuông (bắt hoàn toàn). Cả 02 bộ lò xo này có thể tùy chỉnh theo ý thích để tăng nước đề (lò xo bố 3 càng) và tăng cường thêm nước hậu (lò xo đế). Chính vì thế nồi Dr.Pulley cải thiện được cả đề lẫn hậu của xe.

Bài viết trên là một vài thông tin về hệ thống truyền động trên xe gắn máy. Hiển nhiên là với vốn kiến thức hạn hẹp, Thiên Nhẫn không tránh khỏi sai sót. Kính mong các bạn bổ sung thêm cho bài viết ngày càng hoàn chỉnh.

Thân ái!
Tạp chí xe Máy
Quảng cáo được tài trợ
Trung tâm sơn, sửa xe Sài Gòn
Đ/c: 318 Hoàng Văn Thụ, P.4, Q.Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0983 801 891 - 0903 801 891
Chúng tôi chuyên thực hiện: sơn, sửa, tân trang, thay mới phụ tùng các loại xe số, tay ga Honda, Yamaha, Suzuki, SYM,... 

Liên hệ Quảng cáo - 0938 91 97 39 

Popular Posts